Tại Tham luận Hội nghị của Bộ Công Thương Hiệp Hội Titan Việt Nam
Ông Võ Thanh Phong Phó Chủ Tịch HĐQT Công ty Hợp Long
Đại điện Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Hợp Long, Ông Võ Thanh Phong Phó chủ tịch HĐQT đã có bài phát biểu về "Cơ hội và Thách thức đối với công nghiệp chế biến sâu Titan ở Việt Nam".
1- TỔNG QUAN CHẾ BIẾN SÂU TITAN TRÊN THẾ GIỚI :
Việt Nam có tài nguyên khoáng sản titan khá phóng phú, cả ở miền núi và ven biển. Titan có tính ưu việt là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao, nhẹ chỉ bằng nửa sắt nhưng độ bền ngang với thép tốt. Tính chất đặc biệt quí giá khác là tính bền hóa học, ở nhiệt độ thường titan không bị oxy hóa, rất bền trong các môi trường axit, bazơ, dung dịch muối .
Một hợp chất quan trọng của titan là bột màu titan điôxit (Pigment – TiO2) có vai trò quan trọng trong công nghiệp và đời sống. Titan điôxit có ưu điểm nổi bật là không độc, có độ che phủ cao, độ bền hóa học lớn và rất bền màu, là vật liệu quan trọng trong nhiều ngành, như : Công nghiệp sơn dầu sử dụng 59 %; giấy 10 %; nhựa tổng hợp và cao su : 24 %...
Tuy nhiên việc khai thác và xuất khẩu sản phẩm titan hiện nay mới đang ở dạng tinh quặng Ilmenit, Rutile tư nhiên,bột Zircon nên hiệu quả chưa cao. Việc nghiên cứu, xây dựng các nhà máy chế biến sâu Titan để nâng cao giá trị sản phẩm Titan là cần thiết. Giá trị gia tăng sau chế biến của sản phẩm Titan tăng đáng kể, từ giá Ilmenite: 80-120 USD/tấn lên Xỉ Titan 450-550 USD/tấn, Pigmen 2.000-2500 USD/tấn và Kim loại Titan xốp : 14.000-17.000 USD/tấn, giá trị gia tăng có thể trình bày như hình sau .
Hình: Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm Titan
Một số công nghệ và sản phẩm chế biến sâu Titan hiện nay :
- Công nghệ chế biến từ tinh quặng Ilmenite ra sản phẩm Pigment bằng qui trình Sulfate ( Công hòa Séc ).
- Công nghệ chế biến của Dupont : Sản xuất Pigment từ tinh quặng Ilmenite 60% TiO2, Rutile nhân tạo, Xỉ Titan….
- Công nghệ của công ty AltairNano – Mỹ : Sản xuất Pigment từ tinh quặng Ilmenite , sử dụng Axit HCl đậm đặc ( đang thủ nghiệm)
- Công nghệ Austpac (Úc): Sản xuất Rutile nhân tạo từ tinh quặng Ilmenite.
- Công nghệ sản xuất Xỉ Titan (Ucraina, Trung Quốc…) từ tinh quặng Ilmenite
Theo thống kê của TZMI : Sản xuất Titan trên thế giới chủ yếu là sản xuất Pigment chiếm tỷ lệ 94% , sản xuất Titan kim loại chiếm 4 % và các sản phẩm Titan khác chỉ chiếm 2% . Dự báo sản xuất Pigment đến 2012: Dẫn đầu sẽ là khu vực Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) chiếm 30% sản lượng . Trung Quốc sẽ vươn lên đứng thứ 2 chiếm 22% (Trung Quốc hiện có hơn 60 doanh nghiệp sản xuất Pigment với sản lượng năm 2010 là : 1.000.000 tấn Pigment ).
Hình : Dự báo sản xuất Pigment theo khu vực đến năm 2012
2- CƠ HỘI CHO NGÀNH CHẾ BIẾN TITAN
2.1 – Dự báo về thị trường sản phẩm Titan :
Dự báo thị trường Pigment và Zircon trên thế giới sẽ tăng mạnh trong khoảng thời gian 2008 - 2015. Nhu cầu Pigment sẽ vượt mức 6 triệu tấn , nhu cầu Zircon cũng sẽ vượt mức 1.5 triệu tấn từ năm 2012 :
Nhu cầu Pigment và Zircon trên thế giới
Theo Quyết định 104/2007 QĐ-TTg ngày 13-7-2007 của thủ tướng chính phủ, dự báo nhu cầu sản phẩm chế biến ởViệt Nam theo bảng .
Dự báo nhu cầu sản phẩm Titan tại Việt Nam
Sản phẩm
|
2007
|
2010
|
2015
|
2020
|
2025
|
Pigment
Ruti Nhân tạo hoặcXỉ Titan
Ilmenite hoàn nguyên
Bột Zircon siêu mịn
|
12
0
28
10
|
16
30
37
12
|
26
30
70
15
|
42
45
110
25
|
74
80
170
40
|
Tổng cộng( Ngàn tấn/ năm )
|
50
|
95
|
141
|
263
|
364
|
2.2 - Vùng nguyên liệu mỏ Titan
Theo Báo cáo số 2009/BTNMT-ĐCKS ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ TNMT báo cáo Thủ Tướng Chính phủ : Từ năm 2005 phát hiện vùng mỏ với trữ lượng 20 triệu tấn tinh quặng phân bổ tại 29 vùng mỏ (Thái Nguyên, Thanh Hóa - Thừa thiên Huế, Quảng Nam - Phú Yên, Khánh Hòa - Bà rịa Vũng Tàu ). Đặc biệt năm 2007 dự báo trong tầng cát đỏ Ninh Thuận-Bình Thuận có trữ lượng 200 triệu tấn tinh quặng, trong đó có đủ cơ sở khoa học đầu tư thăm dò 30km2 với trữ lượng 30 triệu tấn. Với thông tin này, có thể nói Việt Nam sẽ trở thành nước có trữ lượng tinh quặng lớn nhất thế giới. Đây là cơ sở rất quan trọng và là cơ hội cho phát triển công nghiệp Titan ở Việt Nam.
Tuy nhiên tham khảo thêm số liệu do U.S Geological Survey ( January 2010) công bố tại báo cáo này, tổng trữ lượng thế giới là 684 triệu tấn tinh quặng ilmenite, các nước có trữ lượng lớn nhất vẫn là: Trung Quốc, Úc, Ấn Độ, Nam Phi...và Việt Nam chỉ được USGS đánh giá có trữ lượng 1,6 triệu tấn ?? , đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng.
Nguồn : USGS- January 2010
Qua bảng trên ,chúng ta có thể đặt câu hỏi và suy nghĩ :
Trung Quốc là nước có trữ lượng lớn nhất về tinh quặng Titan, nhưng hiện nay đang nhập khẩu rất lớn Ilmenite từ Việt Nam .
Mỹ có trữ lượng thấp 6 triệu tấn nhưng đang là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về chế biến các sản phẩm Titan.
Trữ lượng Ilmenite theo đánh giá của USGS chênh lệch quá lớn, rất thấp so với thực tế và đánh giá của Việt Nam.
Tham khảo thêm số liệu sản xuất thương mại Titan tại Mỹ năm 2008 :
Nguồn USGS January 2010
Qua bảng trên nhận xét: Mỹ chỉ khai thác một phần nguyên liệu trong nước (5%), nhập khẩu rất lớn tinh quặng các loại và là nhà sản xuất lớn nhất Pigment trên thế giới (sử dụng công nghệ DuPont) từ đó xuất khẩu ra thế giới 733.000 tấn TiO2 Pigment ( trong năm 2008).
Từ các vấn đề trên, có thể đánh giá cơ hội phát triển công nghiệp chế biến sâu Titan ở Việt Nam như sau:
1. Chính Phủ quyết tâm xây dựng một ngành công nghiệp Titan tại Việt Nam.
2. Theo dự báo của Bộ TNMT: Việt Nam có trữ lượng tinh quặng vào loại lớn nhất trên thế giới ( 200 triệu tấn). Trước mắt đã có cơ sở khoa học sản lượng 30 triệu tấn ở Ninh Thuận-Bình Thuận, nơi sẽ xây dựng nhà máy điện nguyên tử, cảng biển Kê Gà của TKV : Nguyên liệu, điện năng, cảng biển là cơ sở quan trọng cho chế biến sâu Titan.
3. Thị trường tiêu thụ tinh quặng : Ilmenite, Rutile TN và các sản phẩm Rutile NT, Xỉ Titan, Pigment , Bột Zircon ngày càng cao nhằm phục vụ cho công nghiệp sơn, nhựa, ô tô , hàng không và vũ trụ ( Pigment 6 triệu tấn, Zircon 1,5 triệu tấn / năm).
4. Bản thân Việt Nam cũng sẽ có nhu cầu lớn về các sản phẩm Titan cho việc phát triển các ngành : Vật liệu xây dựng, Gốm sứ, Que hàn, Nhựa...
3. THÁCH THỨC VỀ CHẾ BIẾN SÂU TITAN Ở VIỆT NAM:
3.1. Thách thức về lựa chọn công nghệ chế biến sâu .
3.1.1. Sản xuất Pigment :
- Công nghệ chế biến Pigment từ Ilmenite theo qui trình sulfat có thể dễ dàng nhận được chuyển giao từ CH Séc, Trung Quốc với suất đầu tư 3000 – 4000 USD /tấn SP. Trung Quốc hiện là nhà sản xuất Pigment theo QT Sulfat lớn nhất trên thế giới với công suất khoảng 1 triệu tấn Pigment / năm. Vấn đề là xử lý môi trường đối với lượng chất thải ( rắn, lỏng, khí ) rất lớn khi sử dụng công nghệ này.
- Công nghệ chế biến Pigment từ Ilmenite làm giàu 60%TiO2,Rutile nhân tạo,Xỉ Titan theo qui trình Clorua sẽ nhận chuyển giao từ DuPont Mỹ, Canada, Nhật Bản...Suất đầu tư khoảng 4000-5000 USD/tấn SP. Hiện nay những nhà sở hữu công nghệ này chưa thấy hấp dẫn từ việc chuyển giao, đầu tư công nghệ này vào Việt Nam. Đây là công nghệ khuyến cáo nên dùng và đang áp dụng phổ biến ở Mỹ và các nước phát triển vì ưu việt trong xử lý môi trường.
- Công nghệ Altairnano Mỹ ( Alsher ) : Có thể nói là công nghệ thứ 3 vể chế biến Pigment , sử dụng axit HCL đậm đặc. Tuy nhiên đến nay có thể nói chưa thể triển khai áp dụng và thương mại được do quá trình thử nghiệm vẫn đang tiến hành tại Ohio Mỹ ( tại Shering wiliam Co.).
3.1.2. Sản xuất Xỉ Titan , Rutile nhân tạo , TiCl4:
- Công nghệ chế biến xỉ Titan : Hiện nay chúng ta chỉ áp dụng công nghệ của Trung Quốc ( BMC : 19.000 tấn/năm, SaiGon-QuiNhon: 60.000 tấn/năm. BIOTAN: 12.000 tấn/năm ) và nhiều đơn vị khác tại Bình Định ,Thừa thiên Huế cũng chuẩn bị thực hiện đầu tư theo công nghệ này.Việc không có nhiều lựa chọn khi sản xuất Xỉ Titan đang là vấn đề cần suy nghĩ.
- Công nghệ chế biến Rutile nhân tạo (SR) có lẽ sẽ phải nhận tử Úc theo công nghệ của Becher hay của Austpac với suất đầu tư 1800 – 3000 USD/tấn SP. Tuy nhiên yêu cầu là để dự án có hiệu quả thì công suất chuyển giao khá lớn ( > 60.000 tấn SP / năm) .
3.2. Thách thức về vùng nguyên liệu
- Một trong những lý do mà Phía Dupont - Mỹ đưa ra không muốn chuyển giao công nghệ SX Pigment QT Clorua vào Việt Nam là do nguồn nguyên liệu Ilmenite: Họ cho rằng vùng nguyên liệu của Việt Nam nhỏ, manh mún và chất lượng không đồng nhất. Chúng tôi cũng nhận thấy : Với việc cấp phép thăm dò,khai thác,chế biến như vừa qua, sẽ rất khó khăn cho việc hình thành một ngành công nghiệp chế biến sâu Titan ở Việt Nam do vùng nguyên liệu bị chia nhỏ, phân tán cho nhiều doanh nghiệp trên một địa bàn , làm số lượng nguyên liệu không đủ cho nhà máy hoạt động với công suất tối ưu .
- Xác định , qui hoạch sản phẩm chế biến sâu cho từng vùng, địa phương như thế nào ? Rõ ràng sản xuất sản phẩm phải đa dạng, tùy điều kiện doanh nghiệp, địa phương mà chọn sản phẩm chế biên sâu hợp lý trong dòng sản phẩm chế biến Titan ( không tính nghiền Zircon vì công nghệ đơn giản còn chế biến Titan kim loại thì còn xa vời quá với Việt Nam) :
- Ilmenite hoàn nguyên.
- Xỉ Titan
- Rutile nhân tạo
- TiCl4
- Pigment
Nếu không tính toán qui hoạch tốt ,có thể dẫn đến bất hợp lý, sản phẩm không bổ sung, hỗ trợ được cho nhau . Các doanh nghiệp có lẽ chỉ tập trung được cho SX Xỉ Titan hoạc Rutile nhân tạo. Việc qui hoạch đầu tư NM chế biến Pigment CS 60.000 tấn/năm tại Hà Tĩnh cần xem xét lại và nên chuyển về vùng nguyên liệu Ninh Thuận-Bình Thuận đã có cơ sơ dự báo trữ lượng 30 triệu tấn .
3.3. Thách thức về vốn đầu tư
Vốn đầu tư cho NM chế biến sâu : Nếu SX xỉ Titan , suất đầu tư từ 700-1000 USD/tấn SP. Còn Rutile nhân tạo cao cấp, Pigment từ 3000 – 4000 USD/tấn. Vậy NM công suất trung bình 60.000 tấn cần số vốn khoảng : 180 – 240 Triệu USD. Hiện nay các doanh nghiệp đầu tư xỉ Titan ,CS 12.000 tấn xỉ/năm với vốn đầu tư chỉ ở mức khoảng 200 tỷ mà các doanh nghiệp đang kêu lỗ lớn. Vậy dự án đầu tư chế biến sâu lớn như vậy độ rủi ro là rất cao : Nó đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các nhà đầu tư. Sự hỗ trợ hợp lý của cơ quan quản lý nhà nước.
4. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN SÂU TITAM
5. KIẾN NGHỊ:
- VỚI CHÍNH PHỦ
- VỚI HIỆP HỘI
- VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
Phụ lục 1: SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN TITAN
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN TITAN HIỆN NAY
( Nguồn : Iluka )